Tre Xanh

Chia sẻ kiến thức - Chia sẻ niềm vui

Có nhiều điểm kỳ lạ chưa có lời giải xung quanh xác ướp này.

Xác ướp vua Tutankhamun nổi tiếng với nhiều điểm kỳ lạ chưa có lời giải, trong đó có chi tiết dương vật xác ướp được dựng thẳng đứng.
Vua Tutankhamun là một vị vua thứ 18, lên ngôi năm 1333 trước Công nguyên, lúc đó mới 9tuổi. Sau gần 10 năm cai trị, ông qua đời. Xác ướp của vị vua này mới được phát hiện cách đây 91 năm vào ngày 22.11.1922 tại Thung lũng do nhà khảo cổ người Anh Howard Carter tìm ra.
Năm 1925, xác ướp vua Tut được đưa ra khỏi mộ. Điều đầu tiên khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là cách chôn cất kỳ lạ của vị vua đời thứ 18 này không giống với bất kỳ vị vua nào khác.Xung quanh xác ướp được đổ lên bởi một lượng lớn lớp nhựa và dương vật của xác ướp được cố định dựng lên thẳng đứng.
Dương vật của vị vua này được dựng lên nhờ một loại bao bì bằng nhựa. Đến nay người ta vẫn không hiểu vì sao người ướp xác vua Tut lại dựng dương vật lên như vậy. Sự khác lạ này khiến nhiều người suy đoán dương vật có thể đã bị đánh cắp vào năm 1968. Nhưng tới năm 2006, Tiến sĩ Zahi Hawass, nguyên Giám đốc Hội đồng Tối cao Ai Cập về cổ vật, thông báo rằng bộ phận sinh dục xác ướp đã được tái phát hiện, chôn vùi trong cát xung quanh xác ướp 3.300 tuổi.


Một số giả thuyết cho rằng, vua Tut có thể mắc một hội chứng đột biến di truyền dẫn tới hộp sọ ông dài hơn bình thường và làm cho cơ quan sinh dục kém phát triển nên cần có vật nâng. Nhưng gần đây nhiều công bố y học cho thấy giả thuyết này không có đủ bằng chứng. Nhiều nghiên cứu trước cho rằng vua Tut chết do rối loạn tiêu hóa và bị tai nạn xe ngựa khi tham gia chiến trận. Có người lại tin rằng ông chết do bị bệnh cúm.
Việc sử dụng nhiều nhựa cho thấy xác ướp vua Tut cho thấy cách xác ướp có thể không được quy chuẩn. Theo giáo sư Ai Cập học Salima Ikram cho biết, số lượng lớn các loại nhựa có thể đã được sử dụng để bảo vệ phần thi hài của ông dù da thịt xác ướp bị cháy.
Xác ướp còn được bọc bằng một loại băng tương tụ như gạc cứu thương bây giờ, dài khoảng 4,7mét và có các băng hẹp gồm 50 miếng.
Theo một nghiên cứu ADN năm 2010 về 10 xác ướp trong gia đình vua Tut cho thấy, vị vua này là hậu duệ của một gia đình có giao phối cận huyết. Đây là chính là cây phả hệ của gia đình vua
Tut. Các nhà khoa học cho rằng, có thể bố của vua Tut là Akhenaten đã cưới em gái rồi sinh ra vua Tut.
Khi Tut lên ngôi lại tiếp tục lấy em gái của mình là Ankhesenpaaten, sau này đổi tên thành Ankhesenamun. Do vậy 2 con gái của vua Tut đều chết yểu.
Bùa hộ mệnh kỳ lạ được tìm thấy ở ngực xác ướp vua Tut là một chiếc vòng cổ khác thường. Nó là một loại thủy tinh tự nhiên. Để có được nó người Ai Cập cổ đại phải đi qua sa mạc 500 dặm (800 km).                                                                                            
Tre xanh Tổng hợp
[ Read More ]

   Theo Forbes Tổng thống Nga Vladimir Putin vượt qua người đồng cấp Mỹ Barack Obama để trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới. Tạp chí của Mỹ cho rằng "Putin đã củng cố sự kiểm soát của ông tại Nga, trong khi giai đoạn bị mất uy tín của Obama có vẻ như đến sớm hơn thường lệ đối với một tổng thống đang ở nhiệm kỳ thứ hai, mà ví dụ mới nhất là sự lộn xộn vì chính phủ Mỹ đóng cửa một phần".Đây là lần đầu tiên trong ba năm tổng thống Mỹ ,Barack Obama bị rớt xuống vị trí thứ hai .
    Dựa trên vai trò lãnh đạo, nguồn lực tài chính và tầm ảnh hưởng với thế giới, tạp chí Forbes chọn ra 72 người quyền lực nhất, trong đó những người ở top 10 hầu hết là các gương mặt quen thuộc.

1. Tổng thống Nga Vladimir Putin.
   Tổng thống Nga Vladimir Putin năm nay vượt qua người đồng cấp Mỹ Barack Obama để nắm giữ ngôi vị số một trong danh sách. Ông đang ở trong nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, sau khi tái đắc cử hồi năm ngoái. Tạp chí Mỹ nhận xét: "Putin đã củng cố sự kiểm soát của ông tại Nga, trong khi giai đoạn tiền mãn nhiệm của Obama có vẻ như đến sớm hơn thường lệ đối với một tổng thống đang ở nhiệm kỳ thứ hai, mà ví dụ mới nhất là sự lộn xộn vì chính phủ Mỹ đóng cửa một phần. Bất cứ ai theo dõi ván cờ ở Syria hay vụ rò rỉ của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đều thấy rõ sự chuyển dịch quyền lực cá nhân".
Năm ngoái, Putin chỉ đứng ở vị trí thứ ba.
2.Tổng thống Mỹ Barack Obama
   Năm nay là lần đầu tiên trong ba năm Tổng thống Obama bị rớt xuống vị trí thứ hai trong danh sách những lãnh đạo quyền lực nhất thế giới. Một trong những nguyên nhân khiến ông "mất điểm" là sự rối ren của chính phủ Mỹ thời gian qua. Ảnh: AFP
3.Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, người sẽ nắm quyền trong một thập kỷ tới ở quốc gia đông dân nhất thế giới, đứng ở vị trí thứ ba. Ảnh: Guardian
4.Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma
   Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma, lãnh tụ các tín đồ Công giáo trên thế giới, xếp thứ 4. Ảnh: Guardian
5.Thủ tướng Đức - Angela Merkel
    Thủ tướng Angela Merkel, người đã lãnh đạo nước Đức đi qua cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro và vừa giành được chiến thắng để tiếp tục tại vị ở nhiệm kỳ thứ ba. Bà là nhà lãnh đạo trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 thành viên. Ngoài việc xếp thứ 5 trong danh sách quyền lực nhất thế giới, Merkel còn ba năm liền dẫn đầu danh sách 100 Phụ nữ Quyền lực nhất Thế giới do Forbes bình chọn. Ảnh: Huffington Post
6. Sáng lập tập đoàn Microsoft Bill Gates
   Đồng sáng lập tập đoàn Microsoft Bill Gates, 58 tuổi. Hồi tháng 5, ông giành lại ngôi vị người giàu nhất thế giới với khối tài sản 72,7 tỷ USD và đứng thứ 6 trong danh sách. Ảnh:AFP
7. Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
   Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, xếp thứ 7 trong số những lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới. Ảnh: AP
8.Quốc vương Saudi Arabia, Abdullah bin Abdul Aziz al Saud
  Quốc vương Saudi Arabia, Abdullah bin Abdul Aziz al Saud, xếp thứ 8. Tài sản của ông hoàng 89 tuổi được ước tính vào khoảng 23 tỷ USD. Ảnh: AFP
9.Mario Draghi, 66 tuổi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu.
   Mario Draghi, 66 tuổi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, xếp thứ 9. Ảnh: Bloomberg
10.Michael T. Duke, giám đốc điều hành hãng bán lẻ Wal-Mart.
   Michael T. Duke, giám đốc điều hành hãng bán lẻ Wal-Mart, đứng thứ 10 trong danh sách.

Biên tập Tre Xanh
[ Read More ]

   Hãng tin Bloomberg vừa công bố bảng danh sách xếp hạng 25 tỉ phú giàu nhất thê giới. Theo đó Tỷ phú Bill Gate đã soán ngôi tỷ phú viễn thông Mexico Carlos Slim để đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới.
    Thông tin từ Bloomberg cho thấy, trong năm 2013, tỷ phú công nghệ Bill Gates đã tăng 10,2 tỷ USD lên 72,9 tỷ USD. Trong khi,  tài sản của tỷ phú viễn thông Mexico Carlos Slim lại mất gần 13% tài sản, xuống còn 65,5 tỷ USD.
  Vị trí người giàu thứ 3 thế giới thuộc về ông chủ Tập đoàn thời trang Inditex (Tây Ban Nha) – Amancio Ortega với tổng tài sản 61,9 tỷ USD.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đứng ở vị trí thứ 4 và thấp hơn tỷ phú Ortega 3,7 tỷ USD.
   Thống kê của Bloomberg Billionaire Index cũng cho thấy, tổng tài sản của top 100 tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2013 đạt 2.100 tỷ USD, tăng thêm 200 tỷ USD so với tháng 12 năm ngoái.
Tỷ phú trẻ nhất trong danh sách 100 người giàu nhất thế giới 2013 là CEO kiêm nhà sáng lập Facebook - Zuckerberg khi anh mới chỉ 29 tuổi và sở hữu tài sản 24,5 tỷ USD. Người già nhất là tỷ phú Karl Albrecht năm nay 93 tuổi. Người đứng cuối cùng trong danh sách 100 là tỷ phú Charlene de Carvalho-Heineken, năm nay bà 59 tuổi và là người được thừa kế 25% cổ phần tại tập đoàn đồ uống Hà Lan từ người cha quá cố Freddy Heineken.
Tỷ phú Charlene de Carvalho có tổng tài sản khoảng 10,7 tỷ USD.
 Dưới đây là những gương mặt c của top 5 năm 2013.

1. Bill Gates. Công ty Microsoft - Mỹ
Đứng đầu bảng danh sách năm nay vẫn là tỉ phú Bill Gates với tài sản ròng trị giá 72,9 tỷ USD. Thay đổi giá trị tài sản ròng từ đầu năm: +16,2%
2. Carlos Slim. Công ty America Movil – Mexico
Vị trí thứ 2 không có gì thay đổi so với năm 2012. Tỉ phú gốc Mexico có giá trị tài sản ròng 65,5 tỷ USD Thay đổi giá trị tài sản ròng từ đầu năm: -12,9%.
3. Amancio Ortega. Công ty Inditex - Tây Ban Nha
Đứng ở vị trí thứ 3 là Amancio Ortega. Giá trị tài sản ròng của vị tỉ phú Tây Ban Nha là 61,9 tỷ USD Thay đổi giá trị tài sản ròng từ đầu năm: +7,7% 
4. Warren Buffet: Công ty Berkshire Hathaway - Mỹ
Giá trị tài sản ròng: 58,2 tỷ USD Thay đổi giá trị tài sản ròng từ đầu năm: +21,5%
5. Ingvar Kamprad: Công ty Ikea - Thụy Điển
Giá trị tài sản ròng: 50,3 tỷ USD Thay đổi giá trị tài sản ròng từ đầu năm: +26,8% 

Biên tập Tre Xanh
[ Read More ]

     Khá nhiều tỉnh ở miền Bắc cũng chịu chung số phận "bị nhấn chìm" khi toàn bộ băng trên Trái đất bị tan chảy hoàn toàn.


   Chúng ta đều biết rằng, Trái đất đang ngày một nóng lên, vùng Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức trung bình trên toàn cầu, cùng với đó, băng tan nhanh khiến diện tích của biển Bắc Cực đang ngày một thu hẹp lại.
    Câu hỏi được đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra khi toàn bộ băng ở hai cực Trái đất tan hết? Liệu chúng ta có "chết chìm" trong biển nước?
   Các nhà khoa học đã khẳng định rằng, tất cả chúng ta sẽ không chết chìm hết khi mực nước biển dâng cao. Tuy nhiên, rất nhiều thành phố ven biển chắc chắn sẽ bị nhấn chìm.
  Dưới đây là hình ảnh vừa được đăng trên tạp chí National Geographic với tiêu đề "Khi tất cả băng trên thế giới tan chảy". Bức ảnh đã mô tả hình ảnh lúc mực nước biển dâng cao hơn 216feet (khoảng 65,6m) so với hiện tại.



Hình ảnh băng tan khiến mực nước biển dâng cao ở châu Á. (Màu xanh nhạt biểu trưng cho mức nước biển dâng cao).


Hình ảnh bản đồ chụp lại khu vực Việt Nam và các nước lân cận.


   Nhìn vào bản đồ, chúng ta có thể "nói lời tạm biệt" với Thành phố Hồ Chí Minh. Ở phía Bắc, những điểm như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định cũng chịu chung số phận. Các tỉnh thành ven biển miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng bị nước biển lấn sâu...
   Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất chịu ảnh hưởng của vấn đề băng tan chảy. Những thành phố lớn như Karachi, Baghdad, Dubai, Calcutta, Bangkok, Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Tokyo và Bắc Kinh cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp và chịu chung số phận.



Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chìm trong biển nước nếu băng trên Trái đất tan chảy hết.

   Băng tan sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, bởi vậy mà chính phủ các nước luôn quan tâm và thúc đẩy các kế hoạch để đối phó với mô hình thời tiết cực đoan trong tương lai. 
Dưới đây là một số hình ảnh các nước bị nhấn chìm nếu băng tan chảy trên khắp châu lục thế giới.



Khu vực châu Âu.




Khu vực Bắc Mỹ. 



Khu vực châu Phi.
Tất cả hãy cùng hành động để làm chậm quá trình trái đất nóng lên, chỉ bằng những việc làm thường ngày:
- Chuyển dần sang đi bộ, đạp xe đạp, sử dụng xe bus thay vì để bố mẹ đèo xe máy hay ôtô khi đi học, đi chơi.
- Tìm cách hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ củi/than đốt hay gas. Thay vào đó, chúng ta có thể tìm hiểu việc sử dụng năng lượng mặt trời.
- Tích cực trồng cây xanh (mỗi bạn có thể trồng một cây cảnh nhỏ xinh vừa để trang trí, vừa giúp môi trường sạch hơn).

[ Read More ]


5. Nghe một cách chủ động

   Khi nghe, bạn hãy lắng nghe thật kỹ xem người bản xứ nói gì và bắt chước ngữ điệu của họ, đồng thời chú ý tìm ra những từ và cụm từ bạn vừa mới học. Điều này giúp bạn nhớ lâu hơn những gì vừa học.

   Nếu như bạn nghe thấy một từ hoặc cụm từ được sử dụng khác với cách mà bạn biết, hãy ghi chú và thực hành cách sử dụng mới này.
   Đối với những tình huống bạn có thể dự đoán được người khác sẽ nói gì, hãy tìm hiểu và thực hành cách trả lời trước.



             

6. Nâng cao kỹ năng đọc

   Bạn chọn lựa những tài liệu phù hợp với trình độ của mình để đọc. Ban đầu, bạn đọc những chủ đề mà mình yêu thích, sau đó dần mở rộng sang những chủ đề khác. Bạn có thể mang theo một cuốn sách khi đi ra ngoài và đọc trong thời gian rảnh.

   Khi đọc, nếu bạn gặp phải những từ, cụm từ hay điểm ngữ pháp mới, cố gắng đoán ý nghĩa của chúng trước khi tra từ điển. Sau đó, bạn viết chúng lên flashcards để học dần.
7. Nâng cao kỹ năng viết và nói

                           

   Sau khi bạn đã tích lũy đủ vốn từ và ngữ pháp, khả năng viết và nói ngoại ngữ sẽ hình thành một cách tự nhiên. Bạn chỉ cần thực hành nhiều hơn để biến khả năng thành kỹ năng, rồi sau đó nâng cao kỹ năng là được.
   Bạn có thể nhờ một người trình độ cao hơn mình giúp chỉnh sửa lỗi sai khi nói và viết. Mỗi ngày, bạn ôn lại một số từ vựng và điểm ngữ pháp, và cố gắng sử dụng chúng khi nói và viết.
   Bạn hãy chủ động tìm cơ hội thực hành nói với người bản xứ, lắng nghe họ nói và bắt chước ngữ điệu của họ.
Đối với kỹ năng viết, đầu tiên bạn viết theo chủ đề mình yêu thích, sau đó mở rộng sang các chủ đề khác.

8. Nâng cao khả năng học tiêng anh nhờ sợ trợ giúp của những người xung quanh


               



  Nếu bạn quen với người bản xứ, đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này! Hãy đặt câu hỏi về những điểm bạn chưa rõ và nhờ họ đưa ra nhận xét để cải thiện kỹ năng nghe nói của bạn.

  Đừng ngại ngần khi yêu cầu họ giúp đỡ, chẳng hạn như khi bạn muốn học cách diễn đạt một ý nào đó, bạn có thể hỏi: “How do you say ?” “How do you pronounce that?” “What does that mean?” “Would you please repeat that?”, sau đó ghi chú lại câu trả lời để học sau.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ người khác kiểm tra lại từ vựng bạn mới học bằng flashcard...
9. Đánh giá và xem lại kế hoạch học tập tiếng anh của mình


                      

   Mỗi tuần, bạn tự đánh giá xem mình đã tiến bộ được bao nhiêu, có đạt được mục tiêu học tập của tuần chưa, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Bạn có thể tự thưởng cho mình khi đạt được mục tiêu mình đề ra, cách này cũng giúp bạn có động lực học tập hơn.
   Lập kế hoạch học tập giúp bạn hệ thống toàn bộ quá trình học của mình và theo tiến bộ học tập theo ngày, tháng, năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh lại hoạt động học tập cũng như mục tiêu học tập cho phù hợp để bắt đầu tự học. Chúc bạn tự học thành công!
Sưu tầm
  Nguồn Lango
[ Read More ]

Để học tiếng anh có hiệu quả cao không chỉ đơn thuần bạn tìm đến những trung tâm có có chất lượng cao nhất, học với những giáo trình nổi tiếng nhất hay học tại những website học tiếng anh hay nhất, được đầu tư bài bản. Tiếng anh hay bất cứ ngôn ngữ nào khác đều có những lưu ý, những bí quyết của nó.  
1. Phải học tiếng anh bằng chính tiếng anh, có nghĩa là không được dịch. Thế tại vì sao? Khi bạn dịch đồng nghĩa với việc bạn phản xạ rất chậm, điều này không là vấn đề gì đối với việc đọc và viết, không viết khi này thì viết khi khác, không đọc quyển sách hôm nay thì ngày mai. Nhưng nó lại có vấn đề với việc nói và nghe, có ai đủ kiên nhẫn để chờ bạn dịch sau đó bạn hiểu, sau đó bạn lại tìm từ-dịch sang tiếng anh-rồi nói, bạn cũng sẽ không có đủ thời gian để nghe... Và một vấn đề rắc rối khác: bạn sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của 1 câu nào đó nếu bạn dịch nó sang tiếng việt, vì tiếng anh và tiếng việt là 2 thứ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Thế có cách nào không dịch mà vẫn hiểu? Có cách

2. Tuyệt đối không nên học ngữ pháp-nhận xét này đến từ các công trình của các nhà Ngôn Ngữ học, chứ không đơn thuần chỉ là nhận định cá nhân. Ai muốn tò mò thì lên google gõ từ khoá Stephen D Krashen, sau đó sẽ tìm được thứ mình muốn. AJ Hope ví ngữ pháp như "shit", ai đó có sách ngữ pháp bằng giấy thì nên bán giấy vụn hay đốt đi là vừa, còn có ebooks thì nên delete đi. Khi chúng ta học ngữ pháp thì chúng ta sẽ làm cho bộ não có sự "trễ pha" trong việc sử lí thông tin và làm cùn mòn phản xạ tự nhiên. Chúng ta là người Việt, có ai đó nói hay viết mà phải suy nghĩ để lựa đâu là chủ ngữ, vị ngữ... hay không? Thế nhưng không ai có thể phủ nhận được, để nói giỏi và viết hay thì phải cần tới ngữ pháp, không thì người ta bảo mình ít học hay dốt  . Vậy ở đây có 1 sự mâu thuẫn, "không được học ngữ pháp" "phải biết ngữ pháp"-có cách giải quyết, anh em yên tâm .

3. Trong tất cả các phương pháp học mang lại hiệu quả nhất thì chúng có chung 1 điểm: nghe, nghe và nghe. Bọn nó được gọi chung bằng 1 cụm từ "listen first approach".Khi bạn mới chào đời thì kỹ năng đầu tiên mà bạn được học là nghe nghe và nghe, cho đến khi bạn tập nói và sau đó là lên trường để học viết. Thế nhưng phương pháp truyền thống lại đi ngược lại-đây thật sự là 1 vấn đề đối với cách giáo dục như hiện nay

4. Để nhớ 1 từ vựng thì cách tốt nhất và hiệu quả nhất là: nhớ 1 câu có chứa từ đó-đây cũng là kết luận đến từ công trình khoa học. Thế nhưng chúng ta lại học theo kiểu, viết 1 cái list từ vựng và tụng, tụng cho đến răng rụng, chân run, tay mỏi thì cũng chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích. Cho nên việc học từ vựng hiệu quả nhất đến từ việc học cả 1 câu và đọc các câu chuyện-tức là 1 đoạn văn, hãy chọn những đoạn văn có các trạng thái cảm xúc sau: yêu thương, ghê sợ, tởm lợm, bệnh hoạn... Vì các cảm xúc này khó mà ta quên được. Vậy giờ nên đọc các cuốn truyện nào? có cách 

5. Để nhớ 1 từ vựng tốt hơn thì các bạn nhớ kết luận này (đương nhiên cũng là nghiên cứu khoa học): "Bạn chỉ có thể nhớ được 1 từ khi bạn nghe và nhìn thấy (hay viết) nó 30 lần trở lên trong 1 hoàn cảnh hoàn toàn hiểu được". Điều này nói lên cái gì? cách học truyền thống nên vứt thùng rác, vì nó chỉ phí thời gian, trước hết chúng ta học từ bằng cách viết từng từ đơn, thiếu phần nghe, thiếu trong 1 hoàn cảnh hiểu được (tức là phải viết thành đoạn như ý 4), và chúng ta nhìn (viết) nó không đủ 30 lần hoặc hơn, cho nên chúng ta có học cho mấy rồi cũng quên. Nên học theo phương pháp mới, tiếp thu từ vựng từ những ngữ cảnh cụ thể. ( Phương pháp tiếp thu tự nhiên)

6. Phát triển ý 5. Đây có thể là tin buồn cho các bạn, nhưng nó là sự thật. Dù các bạn có học kỹ xảo nào đi nữa, môn học nào đi nữa thì chìa khoá để mở ra cách cửa thành công đó là: repetition-sự lặp lại và distinction-sự phân biệt. Distinction chỉ đến khi repetition đủ nhiều. Chúng ta ai cũng hiểu được những chân lí cơ bản, để giỏi trong 1 môn thể thao nào đó thì chúng ta phải tập các động tác cơ bản nhiều lần, nhiều năm. Các vận động viên quyền anh học được bao nhiêu cú đấm: khoảng 2 hay 3 cú cơ bản như đấm móc, đấm thẳng và họ thực hiện nó ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm nọ. Đó là lí do tại sao khi chúng ta-con người bình thường đấm người khác 1 cái, có thể họ bị đau hay bất tỉnh... nhưng các vận động viên quyền anh mà đấm ta 1 cái thì nơi ta nằm không phải là trên đường, cũng không phải là trong bệnh viện mà có thể là trong quan tài. Đây chỉ là 1 ví dụ nho nhỏ để các bạn thấy được repetition có tác dụng ghê gớm đến cỡ nào, cũng cùng 1 động tác nhưng ta thực hiện nó nhiều năm thì "chất" đã khác. Đó là lí do tại sao AJ Hope là giáo viên dạy tiếng anh chứ chẳng phải là tiếng khác vì ông ta đã repetition đến hơn 40 năm, chúng ta dùng tiếng việt thành thạo bởi vì chúng ta đã repetition đến cũng gần 10-20 năm. Hãy tìm cho mình cách học hiệu quả nhất, website học tiếng anh hiệu quả nhất để có thể thực hành thường xuyên, repetition thường xuyên. 
[ Read More ]

    Một trong những khó khăn của người học tiếng Anh khi nói là không thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách nhanh chóng, rõ ràng, và dễ hiểu. Bạn có ý tưởng trong đầu, và ý tưởng đó cần được nói ra kịp lúc,thế nhưng, bạn không thể tìm ra cách diễn đạt ngay lúc cần nói. Vậy, làm thế nào để có thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách thoải mái, lưu loát và tự nhiên nhất? Không khó!

    Thứ nhất, hãy tập suy nghĩ bằng tiếng Anh. Phần lớn người Việt có thói quen suy nghĩ trước bằng tiếng Việt, sau đó dịch ra tiếng Anh trong đầu rồi mới nói. Tuy nhiên, cách này rất mất thời gian và có nhược điểm tai hại là khiến cho câu nói của bạn thiếu tự nhiên. Nếu bạn có thể suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh rồi nói ngay thì sẽ tốt hơn nhiều. Hãy nhớ:Không sợ sai! Ban đầu bạn có thể nói sai, nói vấp, nhưng sau đó bạn có thể tự sửa và điều chỉnh lại. Lấy ví dụ, bạn gặp một cô gái đẹp,và muốn khen là: “Cô ấy đẹp quá”. Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới chuyển ngữ sang tiếng Anh thì câu nói của bạn sẽ như thế này: “She is so beautiful” hay “She is such a beautiful girl”. Về ngữ pháp thì không sai, nhưng người bản ngữ sẽ không nói như vậy.Nếu bạn suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh và nói ngay thì có thể sẽ là: “How beautiful she is!” hoặc “What a beautiful girl!”. Tự nhiên hơn nhiều phải không bạn?

   Tuy nhiên, nếu bạn chưa suy nghĩ nhanh được thì hãy dùng từ ngữ hoặc cụm từ chuyển tiếp. Điều này giúp bạn kéo dài thời gian, đồng thời liên kết các ý với nhau. Chẳng hạn như Bạn muốn nói “I love chocolate and french fries” nhưng lại không nhớ ra được từ “french fries”. Bạn có thể nói dùng từ ngữ chuyển tiếp để giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ: “I love chocolate and... let’s see... well... i also love french fries”. Như vậy, bạn vừa kéo dài thời gian lại vừa giữ được sự chú ý của người đối diện. Mình sẽ cung cấp cho các bạn một số từ và cụm từ chuyển tiếp thường sử dụng:

+ Dùng để thêm ý: also, again, as well as, besides, coupled with, furthermore, in addition, likewise, moreover, similarly, v.v…
+ Chỉ ra kết quả hay hậu quả: accordingly, as a result, consequently, for this reason, for this purpose, hence, otherwise, so then, subsequently, therefore, thus, thereupon, wherefore, v.v…
+ Diễn đạt ý đối lập và so sánh: contrast, by the same token, conversely, instead, likewise, on one hand, on the other hand, on the contrary, rather, similarly, yet, but, however, still, nevertheless, in contrast, v.v…
+ Chỉ phương hướng: here, there, over there, beyond, nearly, opposite, under, above, to the left, to the right, in the distance, v.v…
    Ngoài ra, bạn hãy tập diễn đạt ý của mình theo nhiều cách. Điều này giúp bạn chủ động và linh hoạt hơn khi nói. Có hai cách để thực hiện điều này. Thứ nhất , bạn tập sử dụng nhiều từ và cụm từ khác nhau để diễn đạt cùng một ý. Ví dụ: thay vì nói “I love french fries”, bạn cũng có thể nói “I like eating french fries”. Thứ hai, bạn tập sử dụng nhiều cấu trúc câu khác nhau. Chẳng hạn như, bạn có thể nói “I like going fishing” hoặc “My hobby is going fishing”, “My past time favorite is going fishing”... Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng những cấu trúc phức tạp, mà nên ưu tiên các cấu trúc câu đơn giản để người nghe dễ hiểu.
    Cuối cùng, cho dù bạn sử dụng nhuần nhuyễn các cấu trúc câu, nắm vững ngữ pháp, nhưng bạn không có vốn từ thì cũng chẳng thể nói được. Vì vậy, cái đầu tiên bạn cần trau dồi là tự vựng. Khi học một từ mới, bạn học cả những từ loại khác của nó. Lấy ví dụ, khi học từ ‘beauty’, bạn học cả tính từ ‘beautiful’, động từ ‘beautify’… cách này giúp bạn dễ nhớ từ vựng hơn và cũng tiết kiệm thời gian học từ. Ngoài ra, bạn hãy tìm những tài liệu thuộc chủ đề mình yêu thích để học. Khi bạn có hứng thú, bạn sẽ nhớ từ vựng dễ dàng hơn. Khi nói, cố gắng vận dụng những từ mình mới học để nhớ lâu hơn.
   Bạn thấy đấy, để diễn đạt ý của mình và nói tiếng Anh không khó, chỉ cần một chút kiên nhẫn và yêu thích là được. Chúc bạn thành công!
[ Read More ]

Ngày càng có nhiều học sinh sử dụng tài liệu tiếng Anh trong quá trình học tập. Làm thế nào để trở thành một người đọc hiệu quả và rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu tiếng Anh nhằm bổ trợ cho việc học tiếng anh? Dưới đây là những lời khuyên hữu ích của các chuyên gia nhằm giúp học sinh đạt hiệu quả cao.



Hãy đọc lướt, tìm chủ đề


   Trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức từ các tài liệu tiếng Anh, sẽ thật sai lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh, đọc được nhiều với việc nắm bắt nội dung.
   Vậy làm thế nào để trở thành một người đọc hiệu quả và rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu tiếng Anh? Đặc biệt loại trừ được thói quen rất phổ biến của nhiều người là cứ mỗi khi cầm sách lên là đọc ngấu nghiến và kết quả là không lĩnh hội được nhiều thông tin.
   Lê Vân Quyên, chuyên viên một ngân hàng nước ngoài, chia sẻ: “Cần phải xác định mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó và phải tìm xem bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi không nhất thiết phải đọc hết cả cuốn sách mà hãy chọn đọc các phần mục lục, phụ lục ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách. Sau đó chú ý đến các đề mục của từng chương để nắm được nội dung của cuốn sách”.
   N.K - biên dịch viên của một tờ báo có uy tín ở Việt Nam, khuyến cáo: “Đừng tra từ điển vì sẽ mất rất nhiều thời gian. Và cũng không cần thiết phải đọc từng chữ, từng câu, bạn hãy đọc lướt qua một lượt tài liệu. Việc làm này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp chúng ta tìm được “keyword” - từ quan trọng - chìa khóa để nắm được ý chính của văn bản bởi chắc chắn nó xuất hiện khá nhiều trong đó”.
   Từ kinh nghiệm trên, các chuyên gia tiếng Anh của "phương pháp học tiếng anh theo cách tự nhiên" nói rằng: “Hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương sách. Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi chúng cho bạn biết trình tự ý tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó tìm được ý chính của toàn bộ cuốn sách”. Tuy nhiên, để nhớ lâu thì cách tốt nhất là: “Sau khi đọc, bạn phải tự hỏi một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài. Muốn trả lời được, bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy viết các ý chính này như một bản tóm tắt để bạn có thể xem lại”.

Trăm hay không bằng tay quen

   Giáo viên dạy môn toán bằng tiếng Anh của một trường THPT tại TP.HCM đưa ra lời khuyên giúp học sinh mở rộng kiến thức ngoài những nội dung có trong sách giáo khoa, được thầy cô giảng trên lớp. Giáo viên này cho rằng: “Với sự tiện ích của internet như hiện nay, học sinh dễ dàng tiếp cận các tài liệu nước ngoài. Kinh nghiệm đọc chưa có, vốn từ chưa nhiều thì trước tiên các em nên chép lại và lưu giữ để đọc dần dần”.
  Trần Trường Sinh, du học sinh tại Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm để tăng hiệu quả của việc đọc. “Nên chia nhỏ tài liệu ra để đọc và tự kiểm tra thông tin đã đọc trong sách sau khoảng 25 trang. Đừng nghĩ là phung phí thời gian vì còn phải đọc rất nhiều nhưng đây là hoạt động thiết thực vì nó giúp bạn nhớ lại những gì đã học”, Sinh nói.
    Theo biên dịch viên N.K thì việc đọc tài liệu nước ngoài là “trăm hay không bằng tay quen”. Vì vậy mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút tự mình rèn luyện kỹ năng để dần cải thiện tốc độ đọc. Tuy nhiên, đừng nên ôm đồm, quá sức mà trước tiên cần chọn những tài liệu có mức độ khó phù hợp với trình độ của mình. Đặc biệt, để duy trì được thói quen này, giúp mình không nản chí, học sinh cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với sở thích hay những đề tài mình thực sự quan tâm.

Cách đọc sách tiếng Anh

* Để đọc sách tiếng Anh hiệu quả trước hết cần xác định đọc nhiều, thực hành nhiều sẽ tiến bộ nhanh.
* Không cần tra từ khi đang đọc. Khi đọc sẽ gặp rất nhiều từ mới, dựa vào ngữ cảnh, người học có thể phần nào đoán được nghĩa của từ mà không cần dừng lại để tra, chỉ nên gạch chân dưới từ mới để sau này xem lại.
* Không đọc lại. Người đọc thường có thói quen xem lại một đoạn đã đọc trước đó, điều này sẽ làm tăng thời gian để đọc hết cuốn sách.
* Sau khi đọc khoảng 30 phút nên nghỉ khoảng 5 phút để não làm việc và tiếp thu nhanh hơn
* Cần ôn lại những gì đã đọc, nếu được ôn lại một cách khoa học thì những điều cần nhớ sẽ tồn tại rất lâu.
* Cần tạo một môi trường học tập thật thoải mái, gọn gàng, ngồi ngay ngắn trên ghế, thẳng lưng tránh uể oải hay buồn ngủ khi đọc sách.
* Điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh hiệu quả là thái độ học tập. Một thái độ tự tin và lạc quan, nghĩ rằng mình có thể làm mọi thứ dễ dàng sẽ có một tác động tích cực đến người đọc.
[ Read More ]

    Học từ vựng tiếng Anh từ lâu đã trở thành công việc rất đỗi quen thuộc đối với học sinh, sinh viên Việt Nam. Học từ vựng là một phần không thể thiếu trong học tiếng anh. Từ tiểu học cho đến cấp hai, từ cấp ba cho đến giảng đường đại học hoặc thậm chí trong các lớp mẫu giáo, từ vựng lúc thì được ê a đồng thanh phát âm trong lớp học, khi thì được ghi chép miệt mài trong các quyển vở chép phạt. Đôi lúc cách học như vậy khiến bạn thấy việc học từ vựng tiếng Anh có vẻ khô khan khó “nuốt”. Viết bài blog này, mình chỉ có một mong muốn duy nhất là chia sẻ với các bạn hai bí quyết nho nhỏ giúp học từ vựng tiếng Anh thật dễ dàng. Hai bí quyết học từ vựng tiếng anh đó là: phân tích cấu trúc từ vựng và lập sổ tay từ vựng.

Phân tích cấu trúc từ

   Cấu trúc hay hình thức của một từ vựng tiếng Anh rất quan trọng vì nó có thể giúp bạn nâng cao vốn từ vựng của mình. Để hiểu hết ý nghĩa của một từ mới, ngoài tìm nghĩa tiếng Việt, bạn cũng cần phải nhìn vào hình thức của từ, cũng như xác định các các thuộc tính của nó. Nói nghe có vẻ cao siêu, nhưng học từ bằng cách này cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Phương pháp thực hiện có thể được tóm gọn trong 3 bước như sau:
Bước 1: Tách từ vựng thành 2 hay 3 thành tố khác nhau.
Bước 2: Phân tích ý nghĩa của từng thành tố.
Bước 3: Ghép nghĩa của từng thành tố lại để biết nghĩa của từ.

   Vì sao bạn có thể học từ vựng nhớ lâu bằng cách phân tích như trên? Rất dễ hiểu, vì nhiều từ vựng trong tiếng Anh là từ ghép, nghĩa là chúng được ghép từ hai hay ba từ riêng biệt với nhau. Bằng cách tách chúng ra, và xem xét từng thành phần một, bạn có thể khám phá được nghĩa trọn vẹn của một từ. Xin lưu ý rằng: cách tách và phân tích từ như hướng dẫn trên chỉ có hiệu quả với hầu hết những từ đơn giản, nhưng ít khi chính xác với những từ dài và phức tạp.

   Không nói dài dòng nữa, để mình cho một ví dụ dễ thấy: từ "bookkeeper". Tách từ ghép này thành hai từ riêng biệt là: "book" (sách) và "keeper" (người giữ), bạn sẽ dễ dàng thấy rằng “bookkeeper” là một người có nhiệm vụ giữ sổ sách. Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định ý nghĩa của một từ dựa trên nghĩa của tiền tố hoặc hậu tố của nó. Ví dụ điển hình là từ "microscope". Từ này được kết hợp từ tiền tố “micro-” với nghĩa là “nhỏ, vi” và hậu tố “-scope” với nghĩa là “dụng cụ dùng để nhìn xuyên qua”. Cuối cùng, ta cũng không mấy khó khăn để đoán nghĩa của từ “microscope” là: kính hiển vi.

   Như vậy, bằng cách phân tích cấu trúc từ, bạn có thể khám phá được rất nhiều từ mới mà không cần phải dùng đến từ điển. Phương pháp này vừa giúp bạn học từ nhanh vì không phải tra từ điển; vừa giúp bạn nhớ từ lâu vì từ học được do bạn động não suy nghĩ mới tìm được nghĩa. Bây giờ, để trải nghiệm cách học từ vựng bằng phương pháp này, tại sao bạn không thử trổ tài đoán nghĩa của những từ sau đây đi: handmade, schoolyard, miniskirt, airmail.

Lập sổ tay từ vựng


    Một phương pháp mạnh mẽ khác mà bạn có thể sử dụng để học từ vựng một cách chủ động là tự xây dựng từ điển cho riêng mình, hay đơn giản gọi là lập sổ tay từ vựng. Nói đến đây, có thể nhiều bạn cho mình là “rãnh” vì từ điển bán đầy ngoài nhà sách, sao không mua về xài mà lại tự viết từ điển cho mình? Mình công nhận là từ điển giúp mình tra cứu từ nhanh chóng và chính xác, nhưng chúng khá cồng kềnh, nặng, và tất nhiên là có rất nhiều từ. Do số lượng từ quá lớn, nên bạn không thể nào nhớ đã tra từ nào, đã gặp từ đó trong hoàn cảnh nào, và đôi khi chỉ nghĩ đến việc lôi quyển từ điển khổng lồ ra để ôn từ cũng khiến bạn thấy e ngại.

Cho nên, sẽ tốt hơn nếu bạn xây dựng một quyển từ điển chứa các từ mà bạn đã gặp qua khi đọc sách, học bài, hoặc làm bài tập. Cách thực hiện rất dễ: trong khi đọc hiểu, bạn thích từ nào hoặc thấy từ nào được lặp lại nhiều lần thì viết nó ra sổ. Mình lưu ý các bạn là không nhất thiết phải viết hết từ mới nhé, chỉ viết những từ quan trọng thôi; và cũng đừng vội tra cứu, nhưng cố gắng đoán nghĩa dựa vào văn cảnh xuất hiện của từ. Sau khi đã đọc xong hết, lúc này bạn bạn mới tra nghĩa trong từ điển, so sánh với nghĩa mà bạn đã đoán ban đầu, rồi mới viết nghĩa vào sổ tay. Bạn cũng nên viết một câu có chứa từ mới để học cách sử dụng từ trong ngữ cảnh cụ thể.

Nếu bạn làm như thế mỗi khi gặp một từ mới, vốn từ vựng tiếng anh của bạn sẽ ngày càng lớn lên. Ngoài ra, tự xây dựng từ điển cá nhân sẽ rất hiệu quả, bởi vì theo thời gian, bạn sẽ có một bộ sưu tập các từ vựng mà bạn ưa dùng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một từ phải được sử dụng ít nhất 10 lần trước khi được ghi vào trong bộ nhớ của một người. Cho nên, khi thu thập và viết từ vựng trong quyển từ điển cá nhân, bạn sẽ dễ dàng xem và ôn tập lại. Dễ dàng ôn tập chính là lợi thế của sổ tay từ vựng; và càng ôn luyện theo những ghi chú trong sổ tay, bạn sẽ càng nhớ từ lâu hơn. Nắm vững hai bí quyết học từ vựng để học thật giỏi tiếng anh.
[ Read More ]

A. Cấu Trúc thì hiện tại đơn.

Câu khẳng định
 S + V + (O)

* Chú ý: 
Nếu chủ ngữ của của câu thuộc ngôi thứ 3 số ít thì chúng ta thêm 's' hay 'es' vào sau động từ.
Ví dụ:
  • They drive to the office every day.
  • Water freezes at 0° C or 32° F.
Câu phủ định
 S + do not/don't + V + (O) 
 S + does not/doen't + V + (O)
Ví dụ:
  • They do not (don't) ever agree with us.
  • She does not (doesn't) want you to do it.
Câu nghi vấn.
                  (Từ để hỏi +) Do/does + S + V + (O)? 
 (Từ để hỏi +) Don't/doesn't + S + V + (O)? 
 (Từ để hỏi +) Do/does S + not + V + (O)?
Ví dụ:
  • Do you understand what I am trying to say?
  • What does this expression mean?
B. Cách dùng thì hiện tại đơn.


   Thì hiện tại đơn (The simple present) là một thì rất quan trọng trong tiếng Anh và được dùng thường xuyên để diễn tả :

1. Thói quen hằng ngày.

    Thì Hiện tại đơn dùng để diễn tả một thói quen hay chuyện thường nhật hàng ngày.

Ví dụ:

  • They drive to the office every day -- Hằng ngày họ lái xe đi làm.
  • She doesn't come here very often -- Cô ấy không đến đây thường xuyên.
  • The news usually starts at 6.00 every evening -- Bản tin thường bắt đầu vào lúc 6 giờ.
  • We leave for work at 7.30 every morning -- Chúng tôi rời nhà đi làm lúc 7.30 mỗi buổi sáng.
  • Susan often meets with her friends after school -- Susan thường gặp bạn bè của cô ở trường.

Các trạng từ chỉ sự thường xuyên trong thì hiện tại đơn:
  • always -- luôn luôn
  • never -- không bao giờ
  • frequently/often -- thường/hay
  • usually -- thường xuyên
  • seldom/rarely -- ít khi/hiếm khi
  • nowadays -- ngày nay
  • every week/year -- mỗi tuần/năm
  • sometimes/occasionally -- thỉnh thoảng
  • from time to time -- thỉnh thoảng
2. Sự việc hay sự thật hiển nhiên.


   Trường hợp sử dụng thường xuyên trong thì hiện tại đơn (Present Simple) là nói về sự việc hay sự thật hiển nhiên . Nó còn được dùng để mô tả tổng quát về một người hay vật.

Ví dụ:
  • We have two children. -- Chúng tôi có 2 đứa con.
  • Water freezes at 0° C or 32° F -- Nước đóng băng ở 0° C hoặc 32° F.
  • What does this expression mean? -- Cụm từ này có nghĩa là gì?
  • The Thames flows through London -- Sông Thames chảy qua London.
  • It is a big house -- Đó là một ngôi nhà lớn.
  • He talks a lot -- Anh ta nói nhiều lắm.
  • Berlin is the capital city of Germany -- Berlin là thủ đô của nước Đức.

3. Sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo thời gian biểu hay lịch trình.


Ví dụ:
  • Christmas Day falls on a Monday this year - Năm nay giáng sinh rơi vào ngày thứ Hai.
  • The plane leaves at 5.00 tomorrow morning - Máy bay cất cánh vào lúc 5 giờ sáng ngày mai.
  • Ramadan doesn't start for another 3 weeks- Ramadan sẽ không bắt đầu trong 3 tuần tới.
  • Does the class begin at 10 or 11 this week? - Lớp học sẽ bắt đầu sẽ ngày 10 hay 11 tuần này vậy?

4. Được dùng với các động từ chỉ trạng thái, cảm súc.


      Bạn nên dùng thì Present Simple với các động từ chỉ trạng thái (state verbs). Đó là các động từ chỉ sự không biến đổi hoặc di chuyển như be, have, seem, consist, exist, possess, contain, belong...; các hoạt động tình cảm như like, love, hate...; hoạt động tri thức như know, understand, believe...

    Các động từ chỉ trạng thái không thể kết hợp với -ing để tạo thành các thì tiếp diễn (progressive tenses). Những câu sau đây SAI vì các động từ thuộc loại trạng thái:
  • I am seeing that lovely girl.
  • We are having a wonderful holiday.
  • I am thinking that we should accept it.
Tuy nhiên, một số động từ chỉ trạng thái khi mang nghĩa khác lại trở thành động từ chỉ hành động. Khi đó, chúng có thể dùng theo thì tiếp diễn. 


Ví dụ:

  • I like swimming -- Tôi thích đi bơi.
  • We know this man -- Chúng tôi biết người đàn ông này.
  • He is very witty -- Anh ta rất dí dỏm.
  • We have a beautiful garden -- Chúng tôi có một khu vườn rất đẹp.
  • I think we should go now -- Tôi nghĩ chúng ta nên đi ngay.
  • I expect so -- Tôi mong là thế.

5.  Dùng để tường thuật.

Thì hiện tại đơn cũng được dùng để tường thuật (như thuật lại một câu chuyện hay kể một truyện cười).

Ví dụ:
  • A man goes to visit a friend and is amazed to find him playing chess with his dog. He watches the game in astonishment for a while [...]
      Một người đàn ông đi thăm một người bạn và rất ngạc nhiên khi thấy anh ta chơi cờ với con chó của mình. Ông ngạc nhiên xem trận đấu một lúc lâu...
[ Read More ]

    Nói về cấu trúc neither nor thì cách dùng either và neither khá đơn giản. Đầu tiên ta xác định nghĩa của cụm từ: Nghĩa: either … or : hoặc … hoặc[/FONT]
neither … nor : không … mà cũng không
- Khi trong câu có cấu trúc này thì động từ phải chia theo danh từ đi sau or hoặc nor. Nếu danh từ đó là số ít thì động từ chia ở ngôi thứ ba số ít và ngược lại.
- Nếu or hoặc nor xuất hiện một mình trong câu (không có either hoặc neither) thì cũng áp dụng quy tắc như trên: căn cứ theo danh từ theo sau nó để chia động từ.
Cấu trúc:
Either/neither + danh từ + or/nor + danh từ số ít + động từ số ít …
Either/neither + danh từ + or/nor + danh từ số nhiều + động từ số nhiều …
Ví dụ:
Neither John nor his friends are going to the beach today.
(Hôm nay, John và các bạn anh ấy đều không đi đến bãi biển.)
Either John or his friends are going to the beach today.
(Hôm nay, John hay và các bạn của anh ta sẽ đến bãi biển.)
Neither the boys nor Carmen has seen this movie before.
(Cả những cậu bé và Camen đều chưa từng xem qua phim này trước đây.)
Either John or Bill is going to the beach today.
(Hôm nay, hoặc John hoặc là Bill sẽ đến bãi biển.)
Neither the director nor the secretary wants to leave yet
(Cả giám đốc và thư ký đều chưa muốn đi.)
                                                                                      
[ Read More ]

     Hiện nay, việc phải biết, phải giỏi tiếng Anh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi đang hoặc chuẩn bị đi làm. Tuy nhiên, đa số các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông thì không tiếp tục trau dồi tiếng Anh, kết quả là tiếng Anh của các bạn không đủ vững để sử dụng để giao tiếp, viết đơn xin việc hay đọc các tài liệu cần thiết. Xin giới thiệu với các bạn tóm tắt nội dung loạt bài viết về bí quyết học tiếng Anh của tác giả Đồng Nhơn, bao gồm những mẹo học tiếng Anh có thể giúp các bạn cải thiện tình trạng trên.
Để nâng cao trình độ tiếng Anh các bạn có thể làm theo các hướng dẫn sau:

1. Xác định mục tiêu cụ thể

     Khi xác định được mục tiêu mình sẽ có động lực, quyết tâm, đồng thời vạch ra được chiến lược học và chiến thuật thi cho phù hợp với khả năng của mình và tính chất bài thi. Để chuẩn bị cho một kỳ thi tiếng Anh, nên có thời gian chuẩn bị là 3 năm.
Năm đầu tiên: tích lũy kiến thức
Năm thứ hai: luyện tập làm bài thi
Năm thứ ba: chính thức thi cử

2. Anh văn không thể học được, mà chỉ có thể sử dụng


    Học ngoại ngữ, không sử dụng mỗi ngày là thui chột ngay. Việc cần làm mỗi ngày là tích lũy từ vựng. Không có vốn từ dồi dào sẽ không nghe, viết, đọc, và nói được. Để có được vốn từ vựng phong phú thì không cần phải Học mà chỉ cần Sử Dụng và Tích Lũy trong thời gian dài, tự khắc vốn từ sẽ tăng lên.
    Một cách để học từ vựng là mỗi ngày lên CNN, đọc một bản tin, ghi hết tất cả những từ nào chưa biết vào cuốn sổ tay. Đừng bao giờ xem lại những gì đã tích lũy hôm trước, thấy cái nào nghi ngờ thẳng tay mở từ điển ra tra cứu. Các bạn cần kiên nhẫn học mỗi ngày trong vòng ít nhất một tháng để thấy được hiệu quả của cách học này.

3. Học cách sử dụng từ ngữ trong ngữ cảnh thích hợp và suy nghĩ như người bản xứ

Xem các phim hoặc kịch nước ngoài, đặc biệt là phim hoặc kịch hài, nghiền ngẫm coi tại sao người bản xứ lại cười, học hết cái hay của các bộ phim hoặc kịch đó.

Một bộ hài kịch đáng xem là Friends. Các bạn có thể bật phụ đề lên xem, sau đó bắt chước ngữ điệu của người bản xứ.

4. Muốn tiến bộ, cần phải tự học và trau dồi văn phạm

Để giỏi tiếng Anh, cần phải tụ học thường xuyên, và phải trau dồi văn phạm. Học văn phạm là rèn tư duy. Có được nền tảng tư duy tốt mới tiến xa được. Các bạn có thể học tiếng anh qua sách vỡ, học tiếng anh online....

5. Tự kiểm tra trình độ để tự chủ trong việc học

Một cách để kiểm tra trình độ tốt, chi phí thấp là thi lấy chứng chỉ quốc gia A, B, C. Thi A, B, C đánh giá toàn diện 4 kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết (có cả văn phạm), và chứng chỉ C loại giỏi tương đương với IELTS 7.0.

6. Tìm các nguồn tài nguyên miễn phí để học

Một số nguồn trang web hữu ích để học:

    rang web học tiếng Anh của VOA: trang web này bao gồm nhiều chủ đề như U.S.A, Health, Education..., phát âm chuẩn, tốc độ nói vừa phải, trong lúc đọc từ nào không biết chỉ cần double click là có nghĩa.

Academicearth: trang web chuyên chiếu lecture từ các trường đại học công lập, dân lập của nước Mỹ.

   Youtube: Ngoài những video clip từ academicearth, Youtube còn có những bài diễn văn, bài nói chuyện của các chính khách, nhà khoa học… Khi xem một clip, các bạn có thể kích hoạt chức năng Interactive Transcript để vừa nghe vừa học.

   Rapidshare: trang web chuyên chia sẻ tài liệu, các bạn có thể mua thẻ Rapidshare để tải các bộ hài kịch nổi tiếng như Friends, Seinfeld, How I met your mother kèm phụ đề về luyện.

    Các phương pháp trên chỉ phù hợp với các bạn nào đã có nền tảng căn bản về tiếng Anh, nên bạn nào đã quên các kiến thức được học trong trường thì nên ôn lại trước đã. Chúc các bạn mau tiến bộ trên con đường học ngoại ngữ!
[ Read More ]

Ngoài các ngoại ngữ phổ biến như Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Bác Hồ của chúng ta còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… Vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập...

Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác đã ghi: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga". Nhưng trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập.

Bác Hồ học tiếng Pháp như thế nào?

Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm mục đích tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng bằng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì đó là "trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân". Bác đặt ra quyết tâm: "Nhất định phải học viết cho kỳ được". Vì thế, dù trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi thứ, nhưng Người cũng tìm ra được phương pháp học cho riêng mình.aw

Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp, mỗi lúc rảnh rỗi, Bác đều tìm đến hai người lính trẻ được giải ngũ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết cái gì, muốn biết đồ vật nào đó bằng tiếng Pháp, Bác đều chỉ tay hỏi người Pháp, rồi Bác viết vào một mẩu giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để tranh thủ vừa làm, vừa học. Có khi Bác viết hẳn vào cánh tay. Tối tối sau khi đi làm về, Bác rửa tay, rồi lại ghi những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Sau mỗi bài báo viết bằng tiếng Pháp, Bác đều chép thành 2 bản, một bản lưu giữ lại, còn bản kia gửi cho Toà soạn.

Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Toà soạn rằng: "Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi". Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, nhưng Bác lại cẩn thận xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toà soạn báo đã sửa lại cho mình như thế nào. Theo chỉ dẫn của những chủ bút, Bác tập viết đi viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, khi lại viết ngắn lại cho súc tích…

Dù công việc bận bịu tới đâu, nhưng cứ sau mỗi ngày làm việc, Bác lại tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa là tự trau dồi kiến thức. Bác thường tìm đọc những tác phẩm của Tônxtôi để học tập cách viết, cách lập luận, rồi Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo "Người cùng khổ" viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Toà soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải "cáng đáng" mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.

Thầy dạy Bác tiếng Anh chính là … Bác!

Biết tiếng Pháp rồi, Bác đã tìm sang tận đất nước Anh. Đặt chân lên đất nước Anh. Bác đã tìm ngay cho mình một công việc để làm, công việc đầu tiên của Bác trên đất nước Anh là đốt lò, sau vì quá vất vả khiến ốm mất hai tuần, Bác liền chuyển sang xin làm thuê tại Khách sạn Carlton.

Thường ngày Bác phải làm từ 8 giờ sáng tới 12 giờ, chiều từ 5 giờ tới 10 giờ đêm. Bác "thắt lưng, buộc bụng" để có chút tiền mua sách vở. Phương tiện học duy nhất của Người cũng chỉ có vài quyển vở và một cây bút chì. Sớm chiều Bác ra Vườn hoa Haydơ, nơi có nhiều cây to, cột đèn xưa để tự học.

Sau này Bác tiết lộ, sở dĩ Bác thường ra đó để học "vì ở đó thời tiết thường rất lạnh, nên khi học sẽ không thể buồn ngủ được, có như thế mới tập trung vào học". Sau một tuần đi làm, Bác dành dụm tất cả số tiền kiếm được để cùng với vị Giáo sư người Ý học thêm tiếng Anh vào buổi cuối tuần. Bác đã tận dụng mọi nơi, mọi lúc có thể để học tiếng Anh. Rơ-nê-Đi-pét đã viết về Bác trên tờ báo "Phong trào" rằng: "Trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở mỗi nơi tàu dừng lại, đối với anh Ba đều là một trường Đại học. Ở đó, anh đã trực tiếp thu lượm được những hiểu biết"

Trong thời gian ở London, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau để có tiền ăn học. Trong thời gian chiến tranh, Bác đã dành nhiều thời giờ để nghiên cứu lịch sử thế gới, học tiếng Anh và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa. Vừa học tiếng Anh, Bác vừa tìm hiểu nền văn hoá và lịch sử nước Anh, đặc biệt là nước Mỹ. Riêng tài liệu nói về Mỹ của Bác đã lên đến hàng mấy trăm bài, với các thể loại khác nhau, đề cập toàn diện và sâu sắc đến nước Mỹ. Với Bác, việc đọc nhiều sách báo của Mỹ, học tiếng Anh để hiểu tường tận hơn thế giới và để lãnh đạo cách mạng một cách khoa học hơn…
                                 Nguồn: http://langgo.com/blog/phuong-phap-hoc-ngoai-ngu-cua-bac-ho.html

[ Read More ]